Thép là một hợp kim chứa chủ yếu sắt và thành phần carbon chứa từ 0.2% đến 2.1% về khối lượng phụ thuộc vào các loại khác nhau.Cácbon là nguyên liệu hợp kim chủ yếu cho sắt,nhưng còn có các thành phần hợp kim khác được dùng, như là mangan,chromium,vanadium,tungsten.Cácbon và các thành phần khác có tác dụng như là nhân tố tạo cứng ,chống lại sự tách rời đứt gãy(biến vị,chuyển pha) trong mạng tinh thể nguyên tử sắt khỏi sự trượt lên các lớp khác.
Thép không gỉ hay còn gọi là inox là một dạng thép hợp kim sắt chứa tối thiểu 10,5% crôm. Nó ít bị biến màu hay bị ăn mòn như thép thông thường khác. Thép không gỉ gắn liền với tên tuổi của một chuyên gia ngành thép người Anh là ông Harry Brearley. Khi vào năm 1913, ông đã sáng chế ra một loại thép đặc biệt có khả năng chịu mài mòn cao, bằng việc giảm hàm lượng carbonxuống và cho crôm vào trong thành phần thép (0.24% C và 12.8% Cr).
Chúng ta có thể phân thép không gỉ dựa vào thành phần của thép thành 4 loại chính:
Là loại thép không gỉ thông dụng nhất. Thuộc dòng này có thể kể ra các mác thép SUS 301, 304, 304L, 316, 316L, 321, 310s… Loại này có chứa tối thiểu 7% ni ken, 16% crôm, carbon (C) 0.08% max. Nó có khả năng chịu ăn mòn cao trong phạm vi nhiệt độ khá rộng, không bị nhiễm từ, mềm dẻo, dễ uốn, dễ hàn. Loai thép này được sử dụng nhiều để làm đồ gia dụng, bình chứa, ống công nghiệp, tàu thuyền công nghiệp, vỏ ngoài kiến trúc,…
Là loại thép không gỉ có tính chất cơ lý tương tự thép mềm, nhưng có khả năng chịu ăn mòn cao hơn thép mềm (thép carbon thấp). Thuộc dòng này có thể kể ra các mác thép SUS 430, 410, 409... Loại này có chứa khoảng 12% - 17% crôm. Nếu chứa 12%Cr được sử dụng trong kiến trúc. Nếu chứa khoảng 17%Cr được sử dụng làm đồ gia dụng, nồi hơi,…
Đây là loại thép có tính chất “ở giữa” loại Ferritic và Austenitic có tên gọi chung là DUPLEX. Các mác thép thuộc dòng này có thể nói đến LDX 2101, SAF 2304, 2205, 253MA. DUPLEX có đặc tính tiêu biểu là độ bền chịu lực cao và độ mềm dẻo được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp hoá dầu, sản xuất giấy, bột giấy, chế tạo tàu biển... Trong tình hình giá thép không gỉ leo thang do niken khan hiếm thì dòng DUPLEX đang ngày càng được ứng dụng nhiều hơn để thay thế cho một số mác thép thuộc dòng thép Austenitic như SUS 304, 304L, 316, 316L, 310s…
Loại này chứa khoảng 11% đến 13% Cr, có độ bền chịu lực và độ cứng tốt, chịu ăn mòn ở mức độ tương đối. Được sử dụng nhiều để chế tạo cánh tuabin, lưỡi dao...
Các đặc tính của nhóm thép không gỉ có thể được nhìn dưới góc độ so sánh với họ thép carbon thấp. Về mặt tổng quan, thép không gỉ có:
+ Tốc độ hóa bền rèn cao Độ dẻo cao hơn
+ Độ cứng và độ bền cao hơn Độ bền nóng cao hơn Chống chịu ăn mòn cao hơn
+ Độ dẻo dai ở nhiệt độ thấp tốt hơn
+ Phản ứng từ kém hơn (chỉ với thép austenit)
+ Năm 1912: Nhà luyện kim người Anh Harry Brearley sang chế ra thép không rỉ khi tìm một hợp kim bảo vệ lổ khoan súng chịu mài mòn.
+ Năm 1993: Thép không rỉ được sản xuất thương mại.
+ Năm 1915: Trong thế chiến thứ I, thép không rỉ dùng để sản xuất linh kiện động cơ máy bay.
+ Năm 1919 -1923: Sheffield bắt đầu sản xuất thường xuyên dao, kéo thép không rỉ; và các dụng cụ dùng cho phẩu thuật.
+ Năm 1924: Mái thép không rỉ đầu tiên xuất hiện tại Hoa kỳ.
+ Năm 1928: Công nghiệp bia lắp bồn lên men thép không rỉ đầu tiên.
+ Năm 1931: Toa tàu lửa làm bằng thép không rỉ xuất hiện ở Hoa kỳ.
+ Năm 1933: Giới thiệu chậu rửa trong bếp và đồ dùng trong nhà bằng thép không rỉ.
+ Năm 1950: Phụ tùng xe ô tô bằng thép không rỉ được sử dụng nhiều.
+ Năm 1954: Sản xuất máy quay phim dưới nước bằng thép không rỉ.
+ Năm 1963: Sản xuất lưỡi lam đầu tiên bằng thép không rỉ.
+ Năm 1969: Người đầu tiên lên mặt trăng bằng phi thuyền Apollo 11 được đẩy bằng tên lửa Saturn V làm bằng thép không rỉ.
Đến nay có rất nhiều món đồ, vật dụng, thiết bị, linh kiên được làm từ thép không gỉ trên toàn thế giới. Và thép không gỉ tiếp tục khẳng định vai trò của bản thân trong ngành công nghiệp thép. Nếu bạn đang có nhu cầu quan tâm đến sắt thép nói chung và thép không gỉ nói riêng thì hãy nhanh liên hệ với SUZUKI VIỆT NAM để được tư vấn và hỗ trợ.